Hướng Dẫn Thổi Sáo

Các kỹ thuật cơ bản khi chơi sáo trúc bạn nên biết

nghe nhan thoi sao truc

Các kỹ thuật sáo trúc, các kỹ thuật dùng trong tiêu sáo rất cần thiết để làm cho bản sáo hay hơn, hoa mỹ hơn, vậy làm thế nào để thổi sáo trúc hiệu quả và đúng kỹ thuật, bài viết của camamsao dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn các kỹ thuật thổi sáo cơ bản.

Tại sao ta nên học các kỹ thuật sáo trúc bài bản

Đối với các môn nhạc cụ, việc thực hiện kết hợp tốt các kỹ thuật cơ bản của môn học chính là biểu đạt hiệu quả của việc học môn đó, dạy học sáo trúc hiện nay vẫn là các phương pháp truyền thống theo lối thực hành, truyền ngón truyền nghề. Người dạy các kỹ thuật cơ bản của sáo trúc như: cách thổi sáo, kỹ thuật lấy hơi, lưỡi ngón được áp dụng trong các bài tập kỹ thuật. Vậy nên để học tốt môn học này, việc hiểu và nắm rõ tên gọi, đặc điểm cấu tạo và khái quát các kỹ thuật cơ bản của môn học là vấn đề quan trọng giúp phát huy tối đa hiệu quả trong quá trình học tập này.

sao de thoi
Nên chọn các dòng sáo cho người mới, dễ thổi, như: C5, A4

Kỹ thuật trong sáo trúc được hiểu là kỹ năng, kỹ sảo là những kinh nghiệm luyện tập lặp đi lặp lại hình thành nên kỹ năng, kỹ sảo mà cá nhân được thông qua trong quá trình học tập. Trong bộ môn sáo trúc có nhiều các kỹ thuật mà cá nhân có được thông qua trong quá trình thực hành và học tập, trong bộ môn sáo này thường có nhiều các kỹ thuật kết hợp được sử dụng trong quá trình biểu diễn khác nhau. Ngoài tư thế thổi sáo và các kỹ thuật đặt môi thổi sáo, dựa vào các đặc điểm chung thì người ta chia ra làm 3 nhóm kỹ thuật chính bao gồm. kỹ thuật về hơi, kỹ thuật về ngón và kỹ thuật về lưỡi.

Tư thế thổi sáo

Thổi sáo lúc luyện tập cũng như khi biểu diễn có nhiều tư thế, người thổi sáo có thể đứng hoặc ngồi, tùy thuộc vào vị trí mình trên sân khấu, tuy nhiên trong các trường hợp nào thì tư thế thổi sáo cũng phải thoải mái mới giúp hơi thở và vận dụng khá linh hoạt, tiếng sáo phát ra thanh thoát và có sức hút cao hơn.

cach cam sao truc

Kỹ thuật đặt môi thổi sáo

Vị trí đặt môi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tiếng sáo phát ra, theo nhiều tài liệu thì vị trí đặt môi thường sẽ vuông góc với thân người, tuy nhiên thực tế thường người thổi sáo ít khi để sáo thật thăng bằng mà đuôi ống sáo hơi có độ hạ thấp một chút, ta luôn giữ đúng vị trí đặt môi và lỗ thổi để đảm bảo âm thanh vang, trong trẻo.

Kỹ thuật lấy hơi

Lấy hơi, nén hơi, đẩy hơi

Cũng giống các bộ môn nghệ thuật nhạc cụ thuộc bộ hơi, bộ môn sáo trúc sử dụng luồng hơi thổi vào sáo để phát ra các bậc thang âm trong âm nhạc. Âm thanh từ sáo phát ra nhờ làn hơi trực tiếp từ miệng người thổi ra tia hơi đẩy mạnh nhẹ, dài ngắn. Kỹ thuật lấy hơi, nén hơi, đẩy hơi là ba kỹ thuật về hơi đồng thời được áp dụng cùng nhau.

Kỹ thuật rung hơi

Đây là một trong số các kỹ thuật diễn tấu quan trọng ở các nhạc cụ truyền thống nói chung, rung hơi là lối thể hiện phong cách âm nhạc. Để tạo ra tiếng sáo có độ rung theo ý muốn, trước hết ta phải điều khiển làn hơi vào lỗ thổi, chúng có cường độ mạnh nhẹ khác nhau và cách đều, tác động này làm cho cơ môi rung nhẹ liên tục khiến âm thanh tiếng sáo dao động uống lượn như làn sóng.

Kỹ thuật chuyền hơi

Đây là sự kết hợp của hai động tác đẩy hơi quan đường miệng và hít hơi qua đường mũi, theo một vòng vận dụng liên tục để kéo dài tiếng sáo không bị đứt đoạn trong một hoặc một thời gian thổi sáo.

Kỹ thuật chuyền hơi là một kỹ thuật khó bình thường ít người sử dụng, kỹ thuật này chỉ dùng khi người biểu diễn phô diễn kỹ thuật, khoe ngón.. để thực hiện được kỹ thuật người thổi sáo này phải được dày công kiên trì luyện tập công phu mới có kết quả.

Kỹ thuật về lưỡi

Đánh lưỡi đơn

Trong bộ môn sáo trúc, để có thể chủ động bật ra tiếng sáo rõ ràng, người thổi sáo dùng hơi đẩy kết hợp với động tác bật lưỡi tạo âm thanh ưng ý theo ý muốn.

Đây là kỹ thuật cơ bản đầu tiên khi luyện tập về lưỡi, quá trình luyện tập cần phải cẩn thận bởi việc tập kỹ thuật đánh lưỡi đúng kỹ thuật thì mới có thể luyện tập được kỹ thuật đánh lưỡi kép sau này.

Đánh lưỡi kép

Kỹ thuật đánh lưỡi kép không chỉ là kỹ thuật khó của bộ môn sáo trúc mà còn là kỹ thuật khó chung theo các nhạc cụ hơi dân tộc hay là các dàn nhạc hơi của dàn nhạc phương tây.

Đây là kỹ thuật cơ bản mà những người học sáo bắt buộc học trong quá trình học sáo chuyên nghiệp, kỹ thuật này giúp người học có thể học sáo nhanh. Chạy ngón nâng tốc độ ở các tác phẩm viết cho sáo trúc, đây cũng như là điểm khác so với những người không chuyên.

Kỹ thuật phi lưỡi là kỹ thuật trong sáo trúc cho nốt nhạc réo rắt, rộn ràng hiệu quả cao trong âm nhạc.

Kỹ thuật về ngón

Vuốt ngón là kỹ thuật độc đáo của sáo trúc cũng như ở một số nhạc cụ truyền thống khác, vuốt ngón có vai trò quan trọng vì nó làm cho nốt nhạc trở nên mềm mại, ngọt ngào. Nhạc cụ sáo chỉ thổi cho đúng nốt nhạc ta sẽ thấy các nốt nhạc trở nên thô cứng không có tình cảm, nhất là các bài hát cổ truyền, dân ca thì lại càng thân thiết.

Láy ngắn là kỹ thuật độc đáo trong bộ môn sáo trúc, láy ngắn còn có tên gọi là láy rền hay mổ ngón, đây là kỹ thuật thường dùng cho các bài dân ca hoặc nhạc cổ, hoặc trong các tác phẩm sáng tác có phong cách dân gian. Kỹ thuật láy ngắn tạo hiệu quả rất lớn cho cảm giác này hạt giống hát dân gian. Kỹ thuật này ở sáo trúc mà không phải nốt nào cũng có thể đáp ứng được, chủ yếu ở nốt rê và nốt sol.

Với láy dài là kỹ thuật láy ngón tạo ra cảm giác cao, phóng khoáng thường dùng để diễn tả khung cảnh bao la, trùng điệp núi rừng hoặc đồng quê bến nước con đò. Đây là kỹ thuật thường dùng hiệu quả và thường hay sử dụng trong sáo trúc trong khoảng thời gian hiện tại.

Kỹ thuật lướt ngón

Đây là kỹ thuật cơ bản trong sáo trúc, lướt ngón từ một nốt cố định đến nốt cố định khác, hoặc nốt không cố định lướt đến nốt cố định, và ngược lại từ nốt cố định đến nốt khác không cố định.

Thực tế cho thấy người thổi sáo khi biểu diễn cần phải khéo léo kết hợp các kỹ thuật đồng thời, thì mới đạt được kết quả hiệu quả nhất, tốt nhất. Vậy nên trong quá trình người học thì rất cần luyện cách xử lý kết hợp các kỹ thuật diễn tấu trong cùng thời gian, để đạt được hiệu quả trong quá trình diễn tấu.

Âm nhạc là bộ phận nghệ thuật, dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm, cảm xúc của mọi người, đối với mỗi quốc gia trên thế giới, âm nhạc truyền thống bao giờ cũng giữ ví trí đặc biệt quan trọng. Đó là những di sản quý báu. Trong nền âm nhạc truyền thống nước ta, sáo trúc là nhạc cụ độc đáo, đặc sắc có vai trò to lớn làm phong phú thêm cho các khí nhạc dân tộc. Hiện nay, đối với môn nhạc cụ nói chung và môn nhạc cụ sáo nói riêng. Để học tốt môn học này, người học cần chắc chắn, người chọn cần nắm chắc những đặc điểm nhạc cụ và các kỹ thuật cơ bản của bộ môn, thì đó mới phát huy tối đa hiệu quả trong quá trình học, cũng như vận dụng trong quá trình biểu diễn.

Prev Next
No Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *