Hướng Dẫn Thổi Sáo

Tìm hiểu về các loại sáo phổ biến

Như các bạn đã biết là khi đam mê, yêu thích sáo các bạn sẽ muốn tìm tòi rồi thử tất cả các loại sáo. Nhưng sáo nó quá đa dạng và phong phú. Nên để tìm cho bản thân có một cây sáo phù hợp không đơn giản nhưng không hẳn là quá khó. Vì thế hôm nay tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số loại sáo ngang thông dụng để các bạn chơi sáo hiểu rõ và chọn được cây sáo phù hợp.

Dòng sáo phổ biến hiện nay

Sáo ngang và tiêu: Tại Việt Nam, phổ biến loại sáo 6 lỗ bấm, 1 lỗ thổi, 1 lỗ âm cơ bản và 2 lỗ treo dây/định âm, âm vực rộng 2 quãng 8, được làm bằng trúc hoặc nứa theo hệ thất cung. Một số sáo cải tiến có nhiều lỗ bấm hơn để thổi các nốt thăng/giáng. Ngoài ra còn có loại gọi là tiêu (sáo dọc), với đầu thổi được thiết kế ở phần đầu thay vì ở phần thân của sáo, các lỗ và thế bấm cũng tương tự như sáo ngang.

Loại sáo dọc này sử dụng đầu ngậm để thổi nên dễ điều khiển luồng hơi vào thân sáo để phát ra tiếng hơn sáo ngang. Tuy nhiên, loại sáo này ít được sử dụng phổ biến và đôi khi bị nhầm với tiêu vì cùng thổi dọc. Điểm khác biệt cơ bản giữa sáo dọc và tiêu là ở kích thước, chiều dài, lỗ thổi và vị trí các lỗ bấm.

Sáo Mèo: là loại nhạc cụ của người H’Mông miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc, đặc trưng của sáo mèo là ở đầu lỗ thổi có gắn thêm lưỡi gà (còn gọi là lam) bằng đồng, và bên dưới cây sáo, gần lỗ thổi có thêm 1 lỗ bấm, Cách thổi của sáo Mèo khác với sáo thông thường. Sáo mèo Việt Nam phân biệt thành hai loại riêng là sáo Mèo nam/sáo Mèo nữ (sáo mèo nam có đường kính ống sáo lớn hơn hẳn sáo mèo nữ). Chiếc lam sáo mèo cũng có nhiều dạng khác nhau, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng.

Là một người chơi sáo không thể nhắc tới cảm âm sáo phải không nào, xem thêm tại: https://camamsao.io.vn/

Sáo Mèo có âm sắc dân tộc vùng núi, tuy nhiên đây là loại sáo khó chế tạo và tuổi thọ không cao vì lưỡi gà dễ hư, khó sửa chữa hoặc thay thế.

Sáo Bầu(Hán-Việt): hồ lô ti, nghĩa là tơ hồ lô, ý chỉ âm thanh mượt mà như sợi tơ) hay còn được gọi là sáo bầu tơ, là một loại sáo của dân tộc thiểu số Trung Quốc (ví dụ như người A Xương, người Miêu) với nguồn gốc lâu đời từ trước công nguyên, có hình dạng một quả bầu hồ lô với phần đầu dùng để thổi, phần đáy cắm liền với 3 cây sáo ngắn: một cây thổi chính và 2 cây dùng để bè, kèm theo đó 3 miếng lưỡi gà. Thân quả bầu đóng vai trò như hộp âm của cây sáo, bên ngoài có thể được vẽ, khắc trang trí hoa văn hoặc không.

Ống sáo chính của sáo bầu có khoét 7 lỗ dùng để bấm, hai ống phụ chỉ để tạo hoà âm, âm lượng tương đối nhỏ nhưng êm dịu, dễ thổi.

Flute: thường dùng trong hoà tấu dàn nhạc phương Tây, có thân và nút bấm nổi bằng kim loại, nó có độ dài khoảng 2 feet (60,96 cm).

 

Ống sáo được chia làm 3 phần để dễ dàng di chuyển và bảo quản: phần đầu, phần thân và phần chân. Mỗi phần sẽ mang một nhiệm vụ riêng và đòi hỏi người chơi phải thật sự am hiểu về nhạc lý.

  • Phần đầu người chơi có thể tự điều chỉnh tone qua về độ cao thấp của cây sáo.
  • Phần thân có 13 phím, mỗi phím bịt lên 1 lỗ, người thổi sẽ đóng mở phím trên các lỗ để tạo ra những nốt nhạc khác nhau.
  • Phần chân là phần đối ngược với phần đầu.

Sáo thường được làm từ tre, trúc, nứa hoặc gỗ, ngoài ra còn có thể làm từ nhựa, kim loại (nhôm, inox), xương,… hoặc thậm chí bằng vàng. Mỗi loại vật liệu cho ra một âm sắc đặc trưng khác nhau, chất lượng vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh mà cây sáo phát ra, riêng với sáo trúc, nứa thì vật liệu dùng để làm sáo thường là cây trưởng thành hoặc tốt hơn là loại đã già, nhiều năm tuổi (nhưng không quá già), âm chắc, đanh, không sâu bệnh hay mối mọt.

Sáo làm từ nhựa hoặc kim loại thường chế biến công nghiệp nên độ chuẩn xác của nốt cao, ít bị sai lệch. Sáo trúc, nứa hoặc gỗ thường chế tạo thủ công nên độ chuẩn xác đòi hỏi rất nhiều ở vật liệu và tay nghề của người chế tạo. Tuy nhiên, các loại sáo này lại cho ra âm sắc hay hơn.

Qua bài viết này bạn có thể hình dung ra các loại sáo trên thị trường, không phải mỗi mình sáo trúc đâu nha, ngoài ra cách thổi sáo và âm sắc của chúng cũng khác nhau nữa, nếu có bất cứ tham khảo hay lựa chọn gì cứ để lại bình luận nha, cám ơn bạn đã đọc bài.

Nguồn tham khảo: Wikipedia, camamsao

Prev Next
No Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *