Sáo trúc là một nhạc cụ phổ biến được người Việt sử dụng từ thời xa xưa đến giờ, cùng với đó là hình ảnh chú bé thổi chiếc sáo trên lưng trâu là một biểu tượng của sáo trúc Việt Nam
Dòng sáo trúc Việt là một loại nhạc khí có âm thanh thánh thót, ngân vang đây là một loại nhạc cụ tiêu biểu của truyền thống dân tộc ta. Dòng sáo gắn liền với vùng quê trong những giai điệu dân gian, câu hò điệu lý tại các lễ hội, sân khấu của người Việt Nam.
Sáo trúc là gì?
Sáo trúc được làm từ một đoạn ống trúc hay nứa, kim loại, có chiều dài từ 40 – 55cm, đường kính từ 1.5 – 2cm, ở phía đầu ống có một lỗ hình bầu dục và đó là lỗ thổi, trong lòng ngay lỗ thổi được chặn bằng mút xốp hay gỗ mềm để điều chỉnh độ cao thấp khi cần thiết, cho đến nay mình chưa tìm thấy một tài liệu chính thức nói về lịch sử cây sáo tại Việt Nam.
Thẳng hàng với lỗ thổi có khoét 6 lỗ bấm, lỗ bấm thứ nhất cách lỗ thổi từ 12 – 15cm, các lỗ bấm còn lại sẽ tùy thuộc vào độ cao của nốt và sẽ tính khoảng cách cho phù hợp. Ví dụ âm giai C5 ta sẽ có các âm như: Do1, Re1, Mi1, Fa1, Sol1, La1, Si1, Do2… Re3, âm vực của sáo khá rộng, đầy đủ các tone để ta lựa chọn và thổi các bài hát theo ý muốn của mình.
Giới thiệu các dòng sáo trên thị trường
Sáo ngang
Là dòng sáo thổi ngang thường được bằng trúc, nứa, gồm 1 lỗ thổi định âm và các lỗ âm bấm gồm 6 lỗ , 10 lỗ, tuy nhiên với nhu cầu sử dụng của nhiều người muốn hay có những âm thanh khác biệt trong nhiều bản nhạc khác nhau thì sáo ngang được thiết kế 12, 16 lỗ.
khi thổi sáo, thân sáo đặt ngang sang bên phải, miệng đặt lên lỗ thổi, người thổi sáo có thể tự điều chỉnh luồng hơi cho phù hợp với cảm xúc của mình, các dòng sáo thường sẽ để độc tấu, hòa tấu và các dàn nhạc chèo, hát văn hay phối bè cho các ca khúc dân ca, đây là một dòng sáo khá dễ thổi, mức giá khoảng từ 100 – 200k.
Một dòng nữa là dòng sáo dọc tư thế và cách thổi theo phương thẳng, các nốt thổi và cách bấm dễ dàng hơn sáo ngang khá nhiều.
Flute
Là một nhạc cụ thường dùng hòa tấu nhạc phương tây, có thân và nút bấm thổi bằng kim loại, độ dài khoảng 60cm.
Ống sáo được chia thành 3 phần để có thể dễ dàng bảo quản và di chuyển, mỗi phần sẽ mang nhiệm vụ riêng và đòi hỏi người chơi phải thật am hiểu nhạc lý.
- Phần đầu người chơi có thể tự điều chỉnh tone qua độ cao thấp của cây sáo
- Phân thân có 13 phím, mỗi phím trên 1 lỗ người thổi sẽ mở phím và tạo ra những nốt nhạc khác nhau.
- Phân chân là phần đổi ngược lại với phần đầu
Dòng sáo này là một nhạc cụ rất linh hoạt, hoàn toàn đáp ứng được nhiều lối viết nhạc khác nhau, tuy nhiên dòng sáo này khá khó chơi, việc luyện tập sáo Flute này ban đầu rất khó khăn. Với những bạn đang muốn tìm hiểu, học muốn học Flute các bạn có thể tìm kiếm đến các trung tâm đào tạo, khóa học trực tuyến để tham khảo nha.
Các dòng sáo trúc cho người mới tập chơi
Sáo Đô(C5)
Dòng sáo này cho người mới bắt đầu, thổi ít tốn hơi hơn các dòng sáo khác, các lỗ bấm cũng có khoảng cách tương đối đều nhau và khi các bạn thổi sẽ giúp các bạn linh hoạt trong các vị trí khi chơi các bài hát ở tone này, âm thành cho tra lánh lót, trong trẻo, rất hợp với người nghe, phù hợp với mọi độ tuổi và sử dụng được lâu dài.
Sáo Rê(D5)
Với sáo rê thì khoảng cách lỗ bấm rất gần nhau, lòng sáo sẽ nhỏ hơn đô một chút, dòng sáo này ta phải tiết chế lượng hơi vì nếu thổi mạnh dòng sáo này sẽ bị xì.
Sáo Mi(E5)
Dòng sáo này tương tự như sáo Rê và khoảng cách lỗ sẽ ngắn hơn chút.
Sáo Fa(F4)
Ở cây sáo này lòng ống sáo cũng rộng hơn và khoảng cách bấm lỗ cũng xa nhau, chính vì thế mà ta sẽ tốn nhiều hơi hơn, ngón tay phải dãn rộng ra để chơi sáo, dòng sáo này có thể giúp các bạn chơi với những bài hát trầm, ấm mà sáo đô không có, nên dòng này được ưu tiên cho các bài hát có giai điệu trầm lắng.
Sáo Sol(G4)
Là dòng sáo cao hơn với sáo pha so với sáo pha thì sáo sol có nòng nhỏ hơn và khoảng cách lỗ bấm cũng ngắn hơn, sẽ ít trầm hơn đối với dòng sáo Fa
Sáo La(A4)
Cũng tương tự với sáo G4 và F4 sáo khoảng cách lỗ âm sẽ ngắn hơn và ít trầm hơn.
Sáo Si(B4)
Nòng ống sáo sẽ to hơn sáo Đô một chút và nhỏ hơn nốt La, khoảng cách tay sẽ vừa phải hơn các bạn thổi, loại sáo Si này phù hợp với các bạn yêu thích nhạc trẻ.
Các kỹ thuật thổi sáo cơ bản
Một số kỹ thuật thổi sáo như: lấy hơi, rung hơi, đánh lưỡi, vuốt hơi, các kỹ thuật bấm nốt như ngón vuốt, ngón lướt, ngón láy, bạn nên tìm hiểu những kỹ thuật sáo cơ bản này nha.
Lấy hơi: Đây là kỹ thuật đầu tiên, và quan trọng, nếu biết cách lấy hơi thì khỏe và thổi được dài và thổi sáo không bị mệt.
Vuốt hơi: Là kỹ thuật quan trọng thứ hai khi thổi sáo, biết cách lấy hơi sẽ thổi được dài.
Láy: đây còn gọi là luyến hơi tức là thổi một hơi liền trong khi ngón tay bấm nhiều lỗ, có tác dụng là mềm mại.
Láy rền: là cách sử dụng ngón tay nhấp nhả trên cùng một lỗ sáo.
Rung: Đây là cách thổi hơi từ trong cuống họng đưa ra từ mạnh tới nhẹ, tạo độ rung cho bản nhạc.
Đánh lưỡi: là kỹ thuật dùng đầu lưỡi mở để đầu môi bị đứt đoạn khi ta đùng đầu lưỡi đánh nhẹ vào khe hở giữa hai môi, chúng bao gồm đánh lưỡi đơn và đánh lưỡi kép.
Tổng kết về các dòng sáo trúc
Việc học sáo trúc không khó như mọi người nghĩ, ta chỉ cần chăm chỉ luyện tập hàng ngày trong vài tháng là ta có thể thổi thành thạo rồi. Sáo trúc cũng là sản phẩm dễ tiếp cận, đây cũng là một nhạc cụ cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về âm nhạc, không quá cầu kì như guitar hay piano hay những nhạc cụ đắt tiền khác. Ngày nay không chỉ là sáo ngang, bộ môn này còn phát triển ra các dòng sáo khác như sáo bầu, sáo mèo…
Qua những thông tin mà mình chia sẻ qua đây, camamsao hy vọng bạn có một chút kiến thức tổng quan về quá trình học và chơi sáo của mình. Nếu có thắc mắc hay bất kỳ vấn đề gì cần chia sẻ vui lòng để lại số điện thoại hoặc báo giá cho phù hợp nha.
No Comments